Ngành học Môi trường là ngành học cung cấp các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về các giải pháp, công cụ quản lý, dự báo, phân tích những vấn đề ô nhiễm; các kỹ thuật và công nghệ ngăn ngừa, giảm thiểu, xử lý ô nhiễm; thu hồi, tái chế, tái sử dụng chất thải nhằm góp phần bảo vệ môi trường sống, tài nguyên thiên nhiên và phục vụ phát triển bền vững.
Sinh viên theo học ngành Khoa học Môi trường tại trường Đại học Đà Lạt với 2 chuyên ngành đào tạo là (1) Quản lý Chất lượng Môi trường và An toàn Lao động và (2) Kỹ thuật Xử lý Ô nhiễm và Tái chế Chất thải sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, xã hội và các kiến thức chuyên môn của ngành Khoa học Môi trường; được rèn luyện các kỹ năng thực hành cơ bản và năng lực nghiên cứu, sáng tạo để có thể đáp ứng được các yêu cầu công việc của ngành nghề trong thực tiễn.
Chuyên ngành Quản lý Chất lượng Môi trường và An toàn Lao động: Sinh viên được trang bị các kiến thức chuyên môn và kỹ năng vận dụng các nguyên lý, phương pháp, công cụ, giải pháp quản lý môi trường trong quản lý chất lượng các thành phần môi trường, các loại chất thải, và đối tượng gây ô nhiễm; xây dựng chiến lược, chính sách môi trường, thiết lập tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường, quy hoạch môi trường; tổ chức, đánh giá, quản lý và tư vấn về an toàn lao động, sức khỏe nghề nghiệp.
Chuyên ngành Kỹ thuật Xử lý Ô nhiễm và Tái chế Chất thải: Sinh viên được trang bị các kiến thức chuyên môn và kỹ năng về thiết kế, thi công, vận hành các kỹ thuật và công nghệ xử lý chất thải; tái chế chất thải, phục hồi môi trường; quan trắc và phân tích môi trường; có thể tham gia vào các nghiên cứu phát triển, thử nghiệm, tư vấn chuyển giao công nghệ về xử lý môi trường và tái chế chất thải.
Ngoài chương trình học, sinh viên còn được tham gia vào nhiều hoạt động xã hội, hội thảo khoa học, các cuộc thi chuyên môn, nghiên cứu khoa học sinh viên, thực hiện các dự án khởi nghiệp, từ đó giúp rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp, phát huy năng lực sáng tạo, tinh thần khởi nghiệp, ý chí thành công và ý thức dấn thân, phục vụ cộng đồng.
Xu thế phát triển của ngành đào tạo:
Trên thế giới, trước những diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu, những hậu quả gây ra do cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường, hiện nay, các vấn đề về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, xử lý chất thải luôn được các quốc gia ưu tiên quan tâm hàng đầu. Xu hướng chung ngày nay của nhân loại là sản xuất sạch, tiêu dùng xanh, thân thiện với môi trường. Điều này đã làm cho ngành học môi trường đang ngày càng trở nên có giá trị và ý nghĩa, nghề môi trường đang và sẽ trở thành một trong những nghề nghiệp xanh hàng đầu của tương lai. Cùng với đó, nhu cầu về nguồn nhân lực có chuyên môn làm việc trong lĩnh vực môi trường ngày càng tăng.
Tại Việt Nam, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đất nước dẫn đến khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên và làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường. Đây là một trong những thách thức mà nước ta phải đương đầu không chỉ trong giai đoạn hiện tại mà còn trong thời gian tới. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, xử lý chất thải là mục tiêu hàng đầu và là chìa khoá của chiến lược phát triển quốc gia, nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội. Để đáp ứng vấn đề này, đòi hỏi nguồn nhân lực ngành môi trường có chất lượng cao và số lượng nhiều. Vì vậy, xu hướng sắp tới, môi trường đang trở thành ngành học được đảm bảo đầu ra, thu hút không ít người học. Môi trường là ngành học đang được các trường đại học quan tâm và chú trọng đào tạo.
Cơ hội nghề nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học Môi trường có đủ khả năng làm việc tại:
Năng lực của cơ sở đào tạo:
Ngành học Khoa học Môi trường tại Trường Đại học Đà Lạt được thành lập từ năm 2000. Qua gần 20 năm hình thành và phát triển, ngành học đã có những bước tiến đáng trân trọng trong sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu. Các thế hệ sinh viên ra trường đã trở thành nguồn nhân lực chất lượng tại các cơ quan và công ty hoạt động trong lĩnh vực môi trường. Nhiều đề tài khoa học đã được triển khai, nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố, nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ đã được thực hiện.
Về nhân lực, Ngành học có đội ngũ cán bộ giảng dạy đảm bảo về số lượng, chất lượng, và trình độ. Cụ thể, Ngành học có 15 cán bộ cơ hữu, trong đó, có 1 phó giáo sư, 6 tiến sỹ, 2 nghiên cứu sinh, và 6 thạc sỹ. Hơn ½ cán bộ của Ngành học được đào tạo tại các trường đại học có uy tín ở nước ngoài. Các năm gần đây, nhiều cán bộ của Ngành học liên tục có các công bố khoa học và giải thưởng quốc tế.
Về cơ sở vật chất, Ngành học hiện có 4 phòng thí nghiệm, bao gồm phòng thí nghiệm Phân tích Môi trường, phòng thí nghiệm Công nghệ Môi trường, phòng thí nghiệm Nghiên cứu Kỹ thuật Môi trường, và phòng Ứng dụng Tin học trong Quản lý Môi trường; và 1 khu thực hành. Hệ thống phòng thí nghiệm của Ngành học đảm bảo đầy đủ, và có thể đáp ứng tốt cho các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Some text in the modal.